ClockThứ Ba, 31/05/2016 21:29

Bánh canh bà Đợi lừng danh xứ Huế

Bánh canh bà Đợi nổi tiếng chính vì muốn ăn phải… đợi khá lâu. Tuy vậy, du khách sẽ không phải thất vọng khi thưởng thức món ăn hấp dẫn này.

Huế là thiên đường ẩm thực giá rẻ, trong đó không thể bỏ qua bánh canh - món ăn phổ biến trong mọi khung giờ, có mặt ở mọi góc phố. Nếu bánh canh Nam Phổ gắn liền với truyền thống làng Nam Phổ, bánh canh Hàn Thuyên nhắc đến con phố đèn dầu độc đáo thì bánh canh bà Đợi cũng có sức hút riêng biệt với “thương hiệu” có tuổi đời hơn 30 năm.

Người Huế còn gọi bằng cái tên rất dân dã, thân thương: bánh canh mụ Đợi. Ảnh: Nguyen Tien Nhan.

Ban đầu khi một tô bánh canh được bưng ra, có thể bạn sẽ ngỡ ngàng vì món ăn này trông quá đơn giản. Chỉ có chút sợi bánh, vài con tôm, vài miếng chả quế được đổ ngập nước dùng trong veo, hoàn toàn không có vẻ gì đậm đà như những điều người ta nói về ẩm thực Huế. Hãy tự mình làm hấp dẫn cho tô bánh canh bằng hành lá xắt nhỏ, muối, tiêu cùng ít ớt chưng đặc biệt của quán. Với những ai không quen ăn cay, hãy thận trọng khi nêm nếm bởi các món Huế đều nổi tiếng với độ cay đầy thách thức. Việc có thể tự gia giảm các loại gia vị cho riêng mình khiến bánh canh bà Đợi là sự lựa chọn sáng suốt của nhiều du khách vốn chưa quen với khẩu vị miền Trung.

Nước dùng của bánh canh bà Đợi ngọt thơm, ăn đến đâu cảm nhận vị ngọt của tôm thịt tươi ngon đến đấy, đến nỗi hiếm khi khách để dư nước như khi ăn nhiều món khác. Sợi bánh dai dai sền sệt nhờ tỷ lệ hòa bột chuẩn xác theo công thức gia truyền, sợi nào sợi nấy đều tăm tắp nhờ bột bánh cán mỏng, đều tay.

Trứng cút luộc sẵn dọn kèm món ăn, bạn có thể cho bao nhiêu vào tô tùy sở thích. Tuy nhiên, đừng quên gọi một bát trứng xổ - trứng cút chần trong nước dùng ngon ngọt và thưởng thức như tất cả những người sành ăn ở đây.

Mỗi tô bánh canh trông qua không nhiều thấy chắc bụng sau khi ăn xong và đủ dinh dưỡng cho cả bữa lỡ hay bữa chính trong ngày.

Ban đầu chỉ là một quán nhỏ ven đường tại số 40 Đào Duy Anh, bánh canh bà Đợi nay đã mở thêm cơ sở tại số 9 Nguyễn Trãi, 34 Ngô Gia Tự và thậm chí còn “đổ bộ” vào Đà Nẵng. Ở tất cả cơ sở của mình, bánh canh bà Đợi đều giữ hình thức tự nêm nếm món ăn và để mức giá chỉ khoảng 20.000 đồng cho một tô hấp dẫn.

Theo VnExpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống

Sinh ra trong một gia đình nông dân ở thị trấn Sịa (Quảng Điền), Lê Phước Long (sinh năm 1996) mê bộ môn vật ngay từ lúc nhỏ. Chính thức bước lên sới vật để thi đấu năm 16 tuổi, đến nay Long đã đạt được những thành tích đáng kể với bộ môn thể thao truyền thống này.

Gặp chàng trai xứ Huế nhiều lần vô địch giải vật truyền thống
Hình ảnh làm xấu du lịch Huế

Một trong những hình ảnh không đẹp xuất hiện tại thành phố hiện nay là nhiều người vô ý thức biến nơi công cộng thành "nhà vệ sinh công cộng".

Hình ảnh làm xấu du lịch Huế
“Bùng nổ vị giác” với bánh canh cá lóc

Từ bé, tôi đã ngưỡng mộ kỹ thuật xắt bột điêu nghệ của các o, các dì hàng bánh canh cá lóc. Họ cán dẹt bột bằng một tấm trụ tròn, sau đó dùng dao xắt trực tiếp vào nồi nước dùng đang nghi ngút khói, từng sợi bánh canh bay như thoi đưa, rất khéo léo và chính xác. Bột chín rồi thì được vớt ra tô, rưới nước dùng lên và cho thêm trứng cút, cá lóc và hành lá. Nồi thịt cá lóc đã được ráy sẵn đỏ au là điểm nhấn bắt mắt của hàng bánh canh.

“Bùng nổ vị giác” với bánh canh cá lóc
Người tạo “Avatar” cho làng hương Thủy Xuân

Nếu như “Avatar” là một thủ thuật của marketing để tạo dựng, củng cố hình ảnh cá nhân, nhận diện thương hiệu cho một hay nhóm sản phẩm nào đó, thì “Avatar” của làng hương Thủy Xuân được tạo ra theo một cách hết sức thú vị, ít ai ngờ tới.

Người tạo “Avatar” cho làng hương Thủy Xuân

TIN MỚI

Return to top