ClockThứ Năm, 16/06/2016 17:16

Công phu làm trà sen Tịnh

TTH.VN - Uống trà vốn là nét đẹp văn hóa của người Việt. Trong rất nhiều loại trà ở Việt Nam thì trà sen Huế có phần đặc biệt hơn bởi đây không chỉ đơn giản là một thức uống mà thưởng thức trà sen còn là nghệ thuật – một nét đẹp văn hóa của vùng đất Cố đô Huế.

Sen hồ Tịnh Tâm

Sen thì vùng nào cũng có nhưng người sành trà chỉ uống trà sen được ướp bằng sen Tịnh Tâm, bởi từ xưa đến nay sen Tịnh vẫn đượm hương hơn sen các nơi khác. Vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6, khi hoa sen phủ kín mặt hồ, người ta bắt đầu dùng sen để ướp trà.

Theo chị Bùi Thị Ngọc - chủ quán Sen Huế ở Thành Nội cho biết "Sen để ướp trà không thể tùy tiện hái lúc nào cũng được mà phải hái trước lúc bình minh, bởi không khí mát lành trong sương sớm mới giữ được trọn vẹn hương thơm dịu nhẹ, thuần khiết của hoa sen. Nếu hái lúc mặt trời lên, hơi nóng lan tỏa sẽ khiến sen bị bay hương, mùi thơm không còn nguyên sơ như lúc ban đầu".

Hái trà sen trước lúc bình minh

Cách ướp trà sen cũng lắm tinh tế và công phu. Ấy là khi trời tờ mờ sáng, người ta đi thuyền ra đầm sen, “lén” bỏ một nhúm trà vào bông sen đang nở rồi nhẹ nhàng buộc chặt lại bằng lạt mềm, sáng sớm hôm sau có thể ra lấy trà về pha ngay. Ướp trà theo cách này và chỉ có sen ở hồ Tịnh Tâm là ngon và thơm.

Công đoạn cho trà vào hoa sen

Thời nhà Nguyễn, mỗi sáng sớm, các cung nữ chèo thuyền ra hồ sen để lấy từng giọt sương còn đọng trên lá sen dùng chế trà và trà phải được ướp trong hoa sen lúc khuya. Cách uống này rất công phu và đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ. Nhưng được uống một tách trà pha đúng kỹ thuật thì không lời nào để diễn tả.

Thưởng thức trà sen - một nét đẹp của văn hóa Cố đô

Để có được một ấm trà sen ướp đúng cách người làm trải qua sự vất vả. Ngay cả với cách ướp trà sen đơn giản nhất hiện nay và cũng là cách giữ được hương sen mộc mạc nhất trên từng lá trà, tốn không ít công sức của người ướp trà. Bởi vậy trà tỏa hương thơm tự nhiên của đất trời trong suốt đêm dài, nước pha trà được hứng từ những lá sen còn đọng sương sớm, có thể nói đây chính là thiên cổ đệ nhất trà.

Nguyễn Quân 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Đu tiên Phú Gia trở lại

Một ngày cuối tháng Hai vừa qua, người dân làng Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc đã đổ về sân Nhà văn hóa cùng tham gia lễ phục dựng trò chơi Đu Tiên và các trò chơi dân gian. Nhìn những ánh mắt rạng ngời dõi theo những vòng đu quay, mới nhận ra trong lòng họ đang ngập tràn hạnh phúc, bởi sau 25 năm, giờ trò đu tiên mới được phục dựng trên mảnh đất quê hương.

Đu tiên Phú Gia trở lại
Xây dựng kịch bản tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10%

Tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 2/2024 diễn ra chiều 29/2, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương tập trung rà soát, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, chủ động phương án, xây dựng kịch bản phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10%, cao hơn Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đề ra (8,5 - 9,5%).

Xây dựng kịch bản tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt 10

TIN MỚI

Return to top